Các lỗi biến tần – cách khắc phục sự cố hiệu quả!

Biến tần invt là một trong những thiết bị quan trọng của dự án điện mặt trời. Một trong những thiết giúp chuyển đổi dòng điện 1 pha và điện 3 pha tốt nhất được đánh giá cao từ các kỹ sư. Vậy biến tần điện có bao giờ bị lỗi hay gặp vấn đề khi đang hoạt động không. Làm sao để tránh được điều này để có được một hệ thống điện năng lượng mặt trời hoạt động ổn định và duy trì lâu dài.

Là thế nào để duy trì sự ổn định của một thiết bị điện cần phải có kiến thức. Một trong những cách đơn giản là phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và tuân thủ các kỹ thuật hoạt động. Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động thực tế thì việc chủ quan và ngoài ý muốn là điều mà không biết trước được. Một số các lỗi thường gặp của biến tần sẽ đến khi mà thiết bị hoạt động trong thời gian dài, biến tần của tất cả các hãng đều có khả năng mắc phải.

Các lỗi thường gặp trong biến tần

Vậy các lỗi của biến tần có những lỗi nào và cảnh báo nào có thể khắc phục chúng?. Thì bài viết này sẽ liệt ra cho gia đình về các lỗi được lấy từ bảng lỗi của các loại biến tần phổ biến hiện nay. Để ví dụ và phân tích các lỗi biến tần năng lượng có thể xảy ra và đưa ra các phương pháp thích hợp để khác phục.

Có nhiều loại biến tần các hãng khác nhau sản xuất với các dải công suất khác nhau. Nhưng mà nguyên lý hoạt động của chúng điều tương tự nhau sẽ có ích trong tất cả các trường hợp lỗi tương tự. Dưới đây là các lỗi ở biến tần thường gặp nhất được chúng tôi liệt kê chi tiết nhất ở đây:

Mã lỗiKiểu lỗiNguyên nhânGiải pháp
OUt1Lỗi IGBT pha-U– Vấn đề từ cấp nguồn biến tần báo lỗi OUT:
+ Mạch board công suất lỗi mạch kích
+ Từ board điều khiển bị lỗi.
– Vấn đề khi biến tần chạy mới báo lỗi:
+ Module IGBT hỏng.
+ Cách nối đất không đúng cách.
+ Động cơ bị lỗi (rất hiếm).
+ Mất nguồn đột ngột khi biến tần đang chạy
– Thực hiện kiểm tra IGBT.
– Xem lại phương thức nối đất đã đúng hay chưa.
– Kiểm tra cáp nối IGBT.
OUt2Lỗi IGBT pha-V
OUt3Lỗi IGBT pha-W
OC1Quá dòng khi tăng tốc1. Vấn đề biến tần báo lỗi oc1 là chưa kết nối với motor
– Module IGBT hỏng.
– Pha ra chạm đất.
– Biến tần lỗi từ mạch dòng rò.
2. Khi đã kết nối motor với biến tần
– Công suất biến tần không phù hợp với công suất motor.
– Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng
– Qua trình và thời giản tải quá nặng.
– Motor hỏng cách điện hoặc dây nối motor với biến tần bị chạm đất.
– Biến tần lỗi từ mạch dòng rò.
1. Kiểm tra các pha ngõ ra với đất
2. Kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh giá trị dòng điện định mức thiết bị.
a. Nếu nhận được giá trị lớn hơn giá trị dòng định mức biến tần:
– Kiểm tra công suất biến tần xem có phù hợp không và kiểm tra tải có bị kẹt không. Thực hiện giảm tải rồi thử lại.
– Tăng thời gian tăng tốc cho phù hợp.
– Autotuning thông số motor, thực hiện thử chọn chế độ điều khiển Sensorless Vector cho biến tần đang bị lỗi.
b. Khi ghi nhận giá trị nhỏ hơn giá trị định mức của biến tần:
– Xem lại motor và dây dẫn.
– Lấy một biến tần khác cung công suất để kiêm trả lỗi không để loại trừ.
OC2Các lỗi biến tần thường gặp quá dòng khi giảm tốc
OC3Quá dòng khi đang chạy tốc độ hằng số
OV1Quá áp khi tăng tốcKhi điện áp DC BUS vượt ngưỡng: khi nó cao hơn 450V với cấp điện áp 220V và cao hơn 800V với cấp điện áp 380V.
– Vấn đề xảy ra khi cấp nguồn
+ Điện áp nguồn cấp quá cao.
+ Biến tần hiển thị sai điện áp DC BUS, phần lớn do board công suất bị lỗi.
– Trường hợp 2: xảy ra khi biến tần điều khiển các tải có quán tính lớn (ly tâm, cẩu trục, nâng hạ…)
+ Thời gian thực hiện giảm tốc để quá ngắn.
+ Động cơ bị tác động khác đẩy hoặc kéo.
+ Có vấn đề từ động cơ
+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài.
– Thực hiện kéo dài thời gian giảm tốc phù hợp.
– Thực hiện Share DC BUS với biến tần khác.
– Sử dụng điện trở xả (kèm DBU nếu biến tần có công suất lớn)
– Tìm thay thế động cơ phù hợp với hệ số
– Gắn cuộn kháng cho mỗi 50 mét, cho hết chiều dài đường dây
OV2Quá áp khi giảm tốc
OV3Quá áp khi đang chạy tốc độ là hằng số
UVĐiện áp DC bus quá thấpĐiện áp DC BUS thấp hơn ngưỡng cho phép: dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp 380V.
– Vấn đề biến tần báo lỗi uv1 là do điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần chạy kéo tải sẽ gây sụt áp trên DC BUS:
+ Công suất nguồn cung cấp không đủ.
+ Sử dụng dây dẫn quá nhỏ.
+ Tải công suất lớn khi dùng chung nguồn điện. Quá trình khởi động làm sụt áp.
– Vấn đề contactor bypass không đóng khi cấp nguồn. Do đó, khi có lệnh chạy điện áp DC BUS bị rơi trên điện trở sạc hoặc contactor có đóng. Tuy nhiên sẽ bị rớt khi biến tần có lệnh hoạt động:
+ Contactor hỏng.
+ Mạch Board nguồn hỏng.
+ Quạt không hoạt động.
+ Board điều khiển hoặc board công suất có vấn đề (rất hiếm).
– Vấn đề từ điện áp nguồn:
+ Thực hiện tăng công suất nguồn
+ Sử dụng loại dây dẫn có tiết diện lớn hơn
+ Dùng phương pháp khởi động mềm cho các tải công suất lớn dùng chung nguồn điện.
– Vấn đề từ contactor bypass:
+ Nghe contactor có đóng khi cấp nguồn hay không. Nếu board nguồn hoặc contactor bị hỏng thì sẽ không nghe tiếng đóng
+ Kiểm tra contactor có nhả khi có lệnh chạy hay không. Nếu quạt không chạy thì lỗi từ quạt dẫn đến lỗi.
OL1Quá tải động cơDòng điện ngõ ra của biến tần lớn hơn giá trị dòng điện cài đặt.
– Hoạt động cơ quá tải. Vì bị kẹt hoặc sai công suất hoạt động.
– Cài đặt thông số dòng điện động cơ và thông số bảo vệ quá tải động cơ chưa phù hợp.
– Điện áp nguồn cấp không đủ cung cấp quà trình tải
– Thực hiện giảm tải.
– Kiểm tra nguồn điện cung cấp vào
– Điều chỉnh thông số sao cho phù hợp với quy trình hoạt động.
OL2Biến tần báo quá tảiVến đế biến tần báo lỗi ol2 thường do nguồn BUS
– Hoạt động không đáp ứng đủ công suất từ biến tần
– Cài đặt thông số không phù hơp
– Quá trình tải quá nặng, bị két quá tải hoặc động cơ bị lỗi.
– Chọn biến tần mới với công suất lớn hơn
– Điều chỉnh thông số: chế độ chạy, đặc tuyến V/F, bù momen, dò tốc độ thiết bị trước khi khởi động, thời gian tăng tốc, cường độ dòng thắng DC trước khi khởi động và khi dừng…
– Kiểm tra lại tải khi hoạt động.
OL3Quá tải điệnNguyên lý hoạt động như relay nhiệt điện tử. Chức năng này có thể cài đặt ngưỡng dòng điện báo lỗi và thời gian delay báo lỗi.Kiểm tra quá trình tải và thông số cài đặt ngưỡng dòng. Xem thời gian delay báo lỗi.
SPIMất pha ngõ vào– Lỗi pha từ nguồn cấp
– Thiết bị đóng cắt nguồn cho biến tần bị lỗi (CB, contactor, máy cắt ACB…).
– Bị hơ mạch từ dây dẫn
– Terminal nguồn vào (R, S, T) siết không được chặt.
– Thông Board phát hiện pha đầu vào của biến tần bị lỗi.
– Chi tiết Board điều khiển hoặc xuất hiện lỗi từ board công suất (rất hiếm khi xảy ra).
– Kiểm tra điện áp nguồn cấp đồng đông hồ chuyên dụng.
– Thực hiện kiểm tra dây dẫn cũng như thiết bị đóng cắt cấp nguồn đến biến tần.
– Vệ sinh vị trí tiếp xúc, siết chặt terminal cấp nguồn đầu vào biến tần.
SPOMất pha ngõ ra– Vấn đề biến tần không có điện áp ra là từ việc chưa kết nối động cơ với biến tần.
– Vấn đề khi đã kết nối động cơ với biến tần.
+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ bị hở mạch.
+ Động cơ bị hỏng.
+ Đường dây kết nối biến tần với động cơ quá dài.
– Vấn đề khi chưa kết nối: cho biến tần chạy ở 50Hz. Sau đó dùng đồng hồ đo điện áp 3 pha ngõ ra có đúng không.
+ Nếu điện áp 3 pha cân nhau: vấn đề lỗi ở mạch dò áp ngõ ra.
+ Nếu điện áp 3 pha không cân: lỗi sẽ ở mạch kích IGBT.
– Vấn đề ở việc kết nối động cơ
+ Thay thế đường dây hoặc động cơ nếu kiểm tra thấy lỗi.
+ Sử dụng cuộn kháng cho mỗi 50 mét dây dẫn.
OH1Quá nhiệt bộ chỉnh
lưu
1. Lỗi từ quạt làm mát không chạy, kẹt lỗ thông khí
2. Nguyên nhân nhiệt độ xung quanh quá cao
3. Thời gian chạy dẫn đến quá tải lớn
4. Biến tần thông báo sai nhiệt độ
– Thực hiện vệ sinh khe thông gió của biến tần định kỳ.
– Thay quạt làm mát.
– Điều chỉnh tần số sóng mang (giải pháp tạm thời, không khuyến khích).
OH2Quá nhiệt IGBT
EFLỗi mạch ngoàiLỗi tác động từ bên ngoài.Kiểm tra đầu vào các thiết bị nhận bên ngoài.
CELỗi truyền thông1. Tốc độ truyền tải thông không phù hợp
2. Lỗi dây truyền thông
3. Lỗi sai địa chỉ truyền thông
4. Có hiện tượng nhiễu ảnh hưởng đến truyền thông
1. Xem tốc độ Baud
2. Xem lại đường dây truyền thông
3. Test lại địa chỉ truyền thông
4. Thực hiện thay đổi hoặc thay
thế dây đấu nối để chống nhiễu bề mặt
ItEMạch phát hiện dòng bị lỗi– Khi board điều khiển bị hỏng.
– Lỗi mạch dò dòng trên board công suất bị hỏng.
– Phần cảm biến dòng bị hỏng
– Đường dây cáp nôi từ board công suất lên board điều khiển bỉ lỏng.
– Cắm chặt hoặc thay cáp điều khiển.
– Thay cảm biến dòng.
– Thay thế board điều khiển hoặc board công suất.
tELỗi dò thông số tự động1. Động cơ khác loại công suất biến tần
2. Thông số định mức của motor cài đặt không đúng.
3. Điểm offset giữa thông số dò tự động và thông số chuẩn quá lớn
4. Quá thời gian dò tự động
1. Thay đổi biến tần.
2. Đặt lại thông số động cơ theo nhãn
3. Chạy không tải và nhận dạng lại.
4. Kiểm tra lại động cơ và cài đặt lại thông số.
5. Kiểm tra tần số giới hạn trên bằng 2/3 tần số định mức
EEPLỗi EEPROM1. Lỗi Read/Write các thông số điều khiển.
2. Bị hư EEPROM
1. Ấn STOP/RESET  để reset
2. Tìm thay panel điều khiển
PIDEHồi tiếp PID1. Mất tín hiệu hồi tiếp PID
2. Nguồn hồi tiếp PID hở mạch
1. Test lại nguồn hồi tiếp của PID
2. Test  các dây tín  hiệu hồi tiếp PID
bCELỗi thắng1. Lỗi bộ thắng
2. Hư điện trở thắng sau thời dai dai hoạt động
1. Kiểm tra bộ thắng và thay đổi bộ thắng mới
2. Tăng điện trở thắng
ETH1Lỗi ngắn mạch nối đất 11. Ngõ ra của biến tần ngắn mạch với nối đất.
2. Xảy ra lỗi trong mạch phát hiện dòng.
3. Sai lệch lúc cài đặt công suất thực của động cơ và biến tần.
1. Test kết nối của động cơ có gì bất thường không.
2. Thay đổi board Hall
3. Thay đổi panel chính
4. Cài lại thông số động cơ chính xác hoặc thay biến tần phù hợp
ETH2Lỗi ngắn mạch nối đất 21. Ngõ ra của biến tần ngắn mạch với nối đất
2. Xảy ra lỗi trong mạch phát hiện dòng
1. Test kết nối của
Motor có gì bất thường không.
2. Thay đổi board Hall
3. Thay đổi panel chính
dEuLỗi sai lệch vận tốcTải quá nặng hoặc thay đổi đột ngột.1. Kiểm tra dòng tải và đảm bảo tải bình thường.
2. Tăng thời gian giảm tốc.
3. Kiểm tra các thông số điều khiển.
SToLỗi hiệu chỉnh thông số sai1. Thông số điều khiển của động cơ đồng bộ đặt sai.
2. Thông số dò tự động không đúng.
3. Biến tần chưa kết nối tới động cơ.
1. Kiểm tra quá trình tải và đảm bảo tải bình thường.
2. Xem lại thông số điều khiển cài đặt đúng chưa.
3. Tăng thời gian phát hiện hiệu chỉnh.
ENDThời gian chạy cài
đặt của nhà sản xuất
Thời gian chạy thực của biến tần lớn hơn thời gian nhà sản xuất cài đặtLiên hệ với nhà sản xuất và điều chỉnh thời gian chạy.
PCECác lỗi của biến tần invt về giao tiếp Keypad1. Dây kết nối keypad bị hư
2. Dây kết nối keypad quá dài và ảnh hưởng bởi nhiễu
3. Lỗi mạch giao tiếp giữa keypad và mạch chính
1. Test dây keypad và đảm bảo không có lỗi xảy ra.
2. Test môi trường và thiết lập chống nhiễu
3. Thay đổi phần mềm bỡi các phần mềm khác hỗ trợ
DNELỗi download thông số1. Vấn đề từ dây kết nối keypad bị hư
2. Dây kết nối quá dài và bị nhiễu ảnh.
3. Lỗi mạch giao tiếp keypad và mạch chính
1. Test đường dây keypad đảm bảo không có lỗi xảy ra.
2. Xem lại môi trường và chống nhiễu.
3. Thay đổi các phần cứng.
4. Lưu trữ dữ liệu 1 lần nữa.
LLLỗi điện áp thấpBiến tần sẽ cảnh báo non tải so với giá trị đặtKiểm tra và test quá trình tải và điểm cảnh báo  có bị non tải
Gọi đến Phukiendienmattroi.net để được hỗ trợ từ trung tâm bảo hành thiết bị Sofa chính hãng nhanh nhất tại HCM.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động của thiết bị này bạn có thể xem thêm bài mạch chỉnh lưu