Aptomat chống giật được sử sụng khá phổ biến hiện nay ở nhiều gia đinh và các doanh nghiệp. Một thiết bị đóng ngắt không thể thiếu trong hệ thống dẫn điện để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình dòng điện hoạt động. Nếu gia đình muốn tìm hiểu về aptomat chống giật là gì thì xem bài viết trước đã giải thích rõ. Ở bài viết này thì phụ kiện năng lượng mặt trời sẽ giúp bạn cách lắp aptomat chống giật an toàn cho toàn độ dòng điện và người dùng.
Mục lục
Đặc điểm Aptomat chống rò chống giật
Thông thương đối với các cb chống giật thì có hình dáng giống áp thường nhưn kích thước của nó có thể bằng hoặc to hơn một chút. Ngoài ra nút gạt ON-OFF, Aptomat chống còn thêm 1 nút Test bên cạnh để kiểm tra xem hoạt động của Aptomat có làm việc tốt hay không.
Trên mặt Aptomat chống giật có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò khác nhau tuy theo nhu cầu khác nhau như: 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
Cách đấu Aptomat chống giật
Với các trình tự dưới đây việc lắp Aptomat chống giật tại nhà mà mọi người có thể thực hiện:
– Bước 1: Ngắt hoàn toàn nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
– Bước 2: Gắp Cb chống giật vào tủ điện, bảng điện, hộp điện có nắp đậy bằng cách sử sụng vít và ốc chuyên dụng của điện dân dụng. Khi sử dụng và bắt vít nên kiểm tra cẩn thận để tránh đế chân bị lỏng lẻo hoặc bị vỡ cb chống và rò điện ra bên ngoài. Hãy chắc chắn lúc lắp ap to mát đặt đầu line ở phía trên và đầu load ở phía dưới.
– Bước 3: Thực hiện việc dây điện vào Aptomat chống giật:
- Việc đấu dây điện vào Aptomat chống giật thì nguồn AC sẽ được gắn vào đầu line, còn đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc đầu load.
- Tuyệt đối không nên gắn ngược lại. Nếu như đầu ra là đầu load phụ tải thì sẽ gây ra tình trạng chập cháy hệ thống gây nguy hiểm đến người. Thông thường dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội sẽ vào cọc N.
– Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt:
Nếu đa hoàn thành công việc lắp đặt thì nên kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện để xem aptomat chống giật đã được hoạt động chưa còn điều chỉnh.
Về phần tiếp địa nếu có thì gia đình nên nối vào cỏ của phụ tải rồi nối xuống đất để có thể tải điện dư xuống đất. Tuy nhiên, nếu không có dây tiếp địa thì Aptomat vẫn hoạt động bình thường.
Lưu ý: Về CB chống giật không có khả năng chống quá tải do đó cần phải lắp nối tiếp sau MCB và MCCB. Điều này sẽ giúp hệ thống khi xảy ra quá tải, áp áp an toàn hơn khi toàn bộ CB sẽ hoạt động.
Một số lưu ý khi lắp đặt sử dụng Aptomat chống rò chống giật
– Cần phải thường xuyên test cũng như phải test trước khi sử dụng. Vậy thời gian test định kỳ cho cb chống giặt là bao nhiêu?. Tối thiểu là 1 tháng/ 1 lần để kiểm tra chúng hoạt động còn tốt không.
– Nếu ở nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy nóng lạnh, nơi đặt máy giặt tủ lạnh hoặc có thể là máy bơm chìm… Thì nên lắp đặt cầu dao loại có độ nhạy cảm cao hoặc có thể thì đặt bên ngoài nhà tắm. Nếu hơi nước bên trong thì không thể nào hoạt động được; do đó cần phải đặt chúng ở nơi không khí khô thì nguồn điện mới được khôi phục hoạt động.
– Phải thường xuyên bảo dưỡng theo các khuyến cáo của các thợ điện chuyên dụng. Để các thiết bị không bị lão hóa, hỏng hóc và vỡ gây rò điện khi đang hoạt động.
– Nên chọn mua các thiết bị uy tín và chất lượng tốt có xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng/ đại lý/ nhà phân phối có uy tín để được có các chế độ tốt cho sản phẩm.
Các hãng sản xuất Aptomat chống rò chống giật
– Aptomat chống giật Sino – Việt Nam
– Ap tomat chống giật Schneider – Pháp
– CB chống giật Mitsubishi – Nhật Bản
– Aptomat chống giật LS – Hàn Quốc
– Aptomat chống giật Lioa – Việt Nam
– RCBO chống giật Chint – Trung Quốc
…
Nội dung liên quan:
Vấn đề về hiện tượng ngắn mạch trong hệ thống điện.
Khái niêm MCB – MCCB là gì?.
Định nghĩa về RCBO điện là gì ?