Về dây cáp điện chậm cháy và chống cháy ngày nay được sử dụng khác nhiều trong hộ gia đình, nhà máy, xưởng, xí nghiệp… những nơi có nguy cơ cháy nổi cao. thế những không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được 2 loại cáp này. Để có có thể lựa chọn được lựa chọn và ứng dụng tốt nhất trong quá trình hoạt động.
Mục lục
Cáp chống cháy là gì?
Cáp chồng cháy không phải có nghĩa là nó không bị cháy hoặc chống lại sự chạy trong quá trình hoạt động động. Mà nó đăc tính khó cháy và có thể hạn chế cháy lan và khi bị cháy thì cáp vẫn có thể dẫn điện trong khoảng thời gian quy định.
Tiêu chí chuẩn của cáp chống cháy:
- Tiêu chuẩn IEC 60331: chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất là 90 phút
- Tiêu chuẩn CNS 11174: môi trường cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút
- Theo tiêu chuẩn BS 6387 loại A: có thể chống cháy ở môi trường nhiệt độ 650 độ C trong khoảng thời gian 3 giờ
- Tiêu chuẩn BS 6387 loại B: chống cháy ở môi trường nhiệt độ 750 độ C trong khoảng thời gian 3 giờ
- Theo tiêu chuẩn BS 6387 loại C: chống cháy ở môi trường nhiệt độ 950 độ C trong khoảng thời gian 3 giờ
- Tiêu chuẩn BS 6387 loại W: chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp
- Theo tiêu chuẩn BS 6387 loại X: kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút
- Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y: ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút
- Theo tiêu chuẩn BS 6387 loại Z: tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút
Có 2 loại cáp chống cháy thường thấy là:
- Cu/Mica/XLPE/FR-PVC: loại thường vỏ ngoài là FR-PVC và FR-CL
- Cu/Mica/XLPE/LSFH: loại cháy ít khói không độc vỏ ngoài là LSFH
Các loại khác:
- Cáp lõi đồng chống cháy – một lõi – không giáp, bọc cách điện PVC, ký hiệu: Cu/Mica/Fr-PVC, viết tắt: CV/Fr 1x.
- Cáp lỗi đồng chống cháy – một lõi – bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 1x.
- Cáp đồng chống cháy – hai lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 2x.
- Cáp đồng chống cháy – ba lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3x.
- Cáp đồng chống cháy – 4 lõi (1 lõi trung tính nhỏ hơn), bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3×1.
- Cáp đồng chống cháy – 4 lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 4x.
- Cáp đồng chống cháy – 5 lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 5x.
Bài viết liên quan: Cách chọn dây điện âm tường chất lượng tốt
Cáp chậm cháy là thế nào?
Là loại cáp bình thường tuy nhiên lại có một đặt tính khó cháy, hạn chế cháy lan như cáp chống cháy. Tuy nhiên, việc bị cháy vẫn có thể diễn ra khi hiện tượng chạp điện, ngắn mạch như cáp thường.
Tiêu chuẩn của cáp chậm cháy gồm những gì?
- Tiêu chuẩn CNS 11175: đường kính ngoài ≤ 15mm, khả năng chịu nhiệt là 300 độ C duy trì trong 15 phút và cáp điện có đường kính ngoài > 15mm, khả năng chịu nhiệt 380 độ C trong thời gian 15 phút.
- Tiêu chuẩn IEC 60332-1: hoạt động thử nghiệm lan truyền ngọn lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Đối với khoảng cách cháy vỏ bọc đo được ở đầu kẹp xuống phía dưới là ≥ 50mm. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IEEE 383 thì có khả năng phần cháy không lan lên đỉnh dây cáp.
- Tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A: việc thử nghiệm dựa trên phần vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m xếp lại thành một bó thời gian chịu đựng là 40 phút.
- Tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.
- Tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C: được thực hiện thử nghiệm với vỏ bọc cáp có vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m dây loại bó thành cụm trong khoảng thời gian chịu đựng được là 40 phút.
Liên hệ để được tư vấn báo giá dây cáp điện chính hãng từ GIVA ACCESSORIES chuyên cung cấp các báo giá lắp điện mặt trời gia đình