Ai có thể lắp điện mặt trời? Hệ solar nào phù hợp?

Ở thời điểm hiện tại Với quyết định 13/2020/QĐ-TTg được Thủ Tướng Chính Phủ được ban hành về việc khuyến khích hộ gia đình phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Và hiện tại đã có nhiều hộ gia đình nước ta lựa chọn cũng như trở thành nhà đầu tư vào những dự án này.

Lợi ích từ hệ thống điện năng lượng mặt trời

  • Mái nhà của bạn có thể tạo ra điện và tiền tiết kiệm từ việc bán điện cho EVN
  • Hoạt động đơn giản và lắp đặt, bảo trì đều được hỗ trợ từ người có chuyên môn
  • Thời gian thu hồi vốn chỉ từ 5 – 7 năm, hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động được tới 25 năm. Đối với các tỉnh miềng trung và nam với lượng nắng ổn định.
  • Có thể giảm được tiền điện mua từ công ty điện lực nhà nước hoặc doanh nghiệp bán điện.
  • Bảo vệ môi trường
  • Giảm tải điện năng cho điện lưới quốc gia trong điều khiện quá tải.

Theo Quyết định số 3/2020/-QĐ-TTg:

Việc mua bán điện với giá bán điện dự lại cho EVN dduocj áp dụng cho hệ thống được lắp đặt năm 2020:

  • Giá điện năng lượng áp mái: 1.943 VND/kWh
  • Giá điện mặt trời hệ thống mặt đất: 1.644 VND/kWh
  • Với điện năng lượng mặt trời nổi: 1.783 VND/kWh

Hỗ trợ lắp công tơ điện kế 2 chiều hoàn toàn miễn phí.

Tại sao lại nên lắp điên mặt trời?

Để đáp ứng cho nhu cầu điện sinh hoạt hàng ngày thì các hộ gia đình sử dụng rất nhiều các loại máy móc tiêu tốn điện năng. Trong thì phải kể đến các thiết bị như máy lạnh, máy quạt, máy bơm, máy lọc nước,… Do đó, số điện hàng tháng của hộ gia đình rất cao và chi phí từ hóa đơn tiền hàng tháng cũng tăng cao từ đó. Việc lắp hệ thống điện mặt trời cho gia đình là một trong những giai pháp tối ưu nhất. Bởi nguồn năng lượng mặt trời là hoàn toàn miễn phí.

1. Giúp giảm hóa đơn tiền điện

Nếu như hệ thống điện năng lượng mặt trời được kích hoạt nhờ vào các tấm pin thu năng lượng mặt trời sẽ chuyển thành điện năng. Và các thiết bị điện trong nhà sẽ sử dụng điện đó để hoạt động mà không cần lấy điện từ nhà cung cấp EVN.

2. Đầu tư mang lại giá trị

Việc hoàn vốn chỉ sau năm thứ năm là đều khả thi, thời gian sau lợi nhuận có thể kéo dài có thể từ 10 đến 30 năm. Nếu hệ thống được bảo trì, bão dưỡng định kỳ để biết được các thông số tình trạng hệ thống hoạt động như thế nào để đều chỉnh.

3. Khả năng bảo vệ môi trường

Nếu như năng lượng Than Đá thì sẽ tạo ra khí CO2, còn Thủy Điện thì bạn sẽ khai thác rừng để xây đập hay là nguồn năng lượng Hạt Nhân sẽ ảnh hướng bởi các chât hóa học….

Thì năng lượng mặt trời hoàn toàn là tự nhiên, nó không tạo ra không khí ô nhiễm hay là khai thác rừng diện rộng… Đồng nghĩa nó giúp cho môi trường xanh hơn sạch hơn và được cho nguồn năng lượng có thể thay thế được đánh giá cao.

4. Nguồn năng lượng miễn phí

Khi mà mặt trời hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống, nguồn bức xạ để duy trì sự sống của mọi sinh vật trên trái đất và ở trạng thái tự do. Do đó, nguồn bức xạ mặt trời không đòi hỏi bất cứ phí nào để có thể sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên này. Nguồn nhiên liệu thiên nhiên có mọi nơi trên trái đất đươc sử dụng hoàn toàn miễn phí không cần giấy phép.

Lựa chọn hệ thống như thế nào thì phù hợp?

Việc chon hệ thống điện năng lượng đối với gia đình và doanh nghiệp sẽ khác nhau hoàn toàn. Do đó, cần nhà cung cấp và chuyên gia để lắp đặt hệ phu hợp với số điện mà người lắp cần dùng cho toàn bộ như cầu của bạn. Họ sẽ giúp bạn tính toán lựa chọn các phụ kiện lắp điện năng lượng mặt trời và kế hoạch dự án hoạt động như thế nào để có thể hoàn vốn tốt nhất.

hệ thống điện áp mái ban ngày

hệ thống điện áp mái ban đêm

Hiện nay cũng có khá nhiều công cụ để có thể đơn giản hóa giúp bạn có thể tính toán số điện, kích cỡ gói lắp điện năng lượng mặt trời bảo nhiêu thì phù hợp. Nhằm giúp gia đình có thể giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí tối ưu nhất về vấn đề hoàn vốn trong thời gian ngắn đầu tư.

Cấu tạo điện mặt trời hòa lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời và lưu trữ điện trong lưới. Vì vậy mà gia đình có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi điện lưới không cung cấp cho gia đình.

Nếu trong giờ cao điểm thì sẽ bạn cũng sẽ nguồn điện dư thừa hệ thống bán cho lưới điện sinh lời. Vừa có thể dùng điện không mất phí vừa có tiền từ điện từ mình sản xuất ra. Để có thể hoàn thành một hệ thống hòa lưới nó sẽ đơn giản hơn và chi phí cũng thấp hơn khá nhiều.

1. Tấm thu năng lượng mặt trời

Với mỗi tấm pin thu năng lượng chúng sẽ giúp bạn có được điện chuyển đến các thiết bị gia đình có thể lựa chọn các tấm pin công suất lớn 400W đến 450W trên mái nhà. Sử dụng 2 kích thước này thường giúp gia đình tiết kiệm được chi phí và số lượng tâm pin bạn cần cũng sẽ ít hơn nhưng công suất đạt hiệu qua. Các chi phí về bộ điều khiển sạc, biến tần, dây cáp và cb điện cũng được giảm đáng kể cho một hệ thống điện trên mái.

2. Inverter nối lưới

Nếu lắp đặt xong thì không thể sử dụng được điện, bởi vì khi các tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra là dòng điện DC. Do đó, cần phải có các biến tần để chuyển đổi dòng điện Đ thành AC dòng điện xoay chiều mới sử dụng được. Thông thường thì các chuyên gia cũng như nhà lắp đặt hệ thống cho bạn sẽ tư vấn loại inverter tương ướng công suất đầu ra của hệ thống lắp đặt.

3. Các phụ kiện khác

Các thiết bị để hỗ trợ khác sẽ được lắp trong hệ thống sẽ gồm: cb điện, bộ điều khiển sạc dòng điện, tủ điện, dây dẫn truyền tải điện…

4. Hệ thống khung, giá đỡ các tấm pin trên mái

Về khung giá đỡ vo cùng quan trọng nó giúp cho các tấm pin trên mái nhà hoặc trên mặt đất bảo vệ an toàn có các thiết bị bên dưới và ngôi nhà của bạn tốt hơn. Khi lựa chọn lắp hệ thống điện áp mái sẽ ít tốn chi phí hơn bởi gia đình sử dụng cấu trúc có sẳn để lắp đặt. Đối với hệ thống trên mặt đất gia đình cần dự hệ thống khung hoàn chỉ rồi mới lắp các tấm pin mặt trời và các thiết bị liên quan.

Các câu hỏi thường gặp về điện mặt trời mái nhà

Điện năng lượng mặt trời hiện này khá phổ biến khi đã được nhà nước đồng ý cho lắp đặt và hỗ trợ việc mua bán điện. Do đó, sẽ có nhiều câu hỏi từ người đang tìm hiểu cũng như đang có ý định lắp năng lượng mặt trời.

1. Chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời là bao nhiêu?

Vấn đề đầu tư cho giá lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: địa hình, nhu cầu tiết kiệm điện năng, công suất, nhân công lắp đặt,… Đó là chưa kể đến những yếu tố tác động bên ngoài đến hệ thống điện vận hành.

Do đó, sẽ khó tính toàn được chi phí cụ thể của một dự án điện mặt trời nếu không biết người dùng tiêu thụ bao nhiêu điện. Nếu để biết được chính xác cần phải lắp bao nhiêu hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi cung cấp bảng tính toán chi phí dự toán cụ thể.

2. Nên lựa chọn lắp đặt hòa lưới hay độc lập

Với mỗi một hệ thống đều có ưu điểm và nhược điểm. Sẽ từng theo nhu cầu hoạt động của sự lựa chọn on-grid hay off-grid, nên sẽ ko có cái nào là lựa chọn toàn diện cả. Nếu là sự lựa chọn là hệ hòa lưới thì nó sẽ có ưu điểm là tiết kiệm chi phí đầu tư, khả năng hòa vốn nhanh nhưng lại phụ thuộc lưới điện của quốc gia. Còn hệ độc lập thì lại có chi phí đầu tư cao nhưng có thể tự chủ về nguồn năng lượng không phụ thuộc vào điện nhà nước. Đối với hệ thống điện độc lập thường được áp dụng ở những nơi không thể kéo được điện tới.

3. Nên lắp đặt hướng và vị trí và hướng nào?

  • Thường những vị trí lắp đặt là nơi có thể nhận nhiều tia bức xạ của mặt trời nhất đến các tấm PV. Do đó, thì nơi lắp đặt được lựa chọn nhiều nhất là mái nhà và khu đất trống để có thể nhận toàn bộ bức xạ mặt trời.
  • Phương lắp tấm pin là phương vuông góc với hướng có ánh sáng mặt trời đến. Mặc khác, việc lắp đặt của các đơn vị hiện nay sẽ để cho tấm pin nghiêng khoảng 5 độ. Để cho các tấm pin có thể trượt nước khi gặp mưa hoặc lướt gió thì bụi bẩn sẽ được thổi trôi nhanh hơn.

4. Ai có thể lắp hệ thống năng lượng từ mặt trời?

Có nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí cho việc lắp điện mặt trời gia đình thường có tư tưởng tự lắp. Tuy nhiên, ai có thể lắp điện mặt trời thì là người cần phải hiểu rõ các vấn đề như: nguyên lý, cách vận hành, lựa chọn vật tư phù hợp, làm thủ tục EVN,…

Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn một đơn vị cũng như nhà cung cấp phụ kiện điện mặt trời uy tín để lắp đặt cho mình. Nhằm tránh được các rủi ro và chi phí không đáng có trong quá trình cài đặt và đi vào hoạt động. Điều này sẽ giúp gia đình tiết kiệm được một số chi phí và thời gian hoàn thành dự án tốt hơn, cùng các giải pháp chính sách bảo hành, bảo hộ, bảo hiểm cho hệ.

5. Nếu mất điện có thể sử  dụng được điện NLMT không?

Nếu như hệ thống hòa lưới thì khi mất điện bạn cũng sẽ không sử dụng được. Bởi điện được sản xuất từ hệ thống năng lượng của bạn sẽ lưu trữ trực tiếp vào lưới điện. Chính vì thế, những lúc cúp điện gia đình cũng không thể nào sử dụng được điện.

Đối với hệ độc lập thì luôn luôn có pin năng lượng tích trữ điện năng để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Do đó, về việc mất điện sẽ không ảnh hướng đến các thiết bị điện của bạn sử dụng điện của hệ thống điện áp mái mình sản xuất.

6. Sau bao lâu thì có thể hoàn vốn?

Theo các dự án đã được lắp đặt trước đây với sự tính toán cụ thể của các công ty đã thi công điện mặt trời. Thì thu hồi vốn sẽ lấy lại từ năm thứ 5 trở đi nếu là một dự án nhỏ điện hòa lưới. Còn đối với điện mặt trời độc lập thì có thể lâu hơn từ 15 đến 20 thì có thể huề vốn.

Tuy nhiên, bảng tính toán này chỉ là tính trên sự tương đối nên về việc các yếu tố ảnh hưởng khác như: iá mua điện, phi phí đầu tư theo từng thời điểm, hiệu năng hệ thống,… Sẽ có sự chênh lệch ít nhiều khi dự án đi vào hoạt động tới khi thời gian hoàn vốn.

7. Điện mặt trời có thể sử sụng vào mùa đông không?

Những tấm pin năng lượng mặt trời thường hoạt động chủ yến là nhờ hiệu ứng quang điện, việc phát điện dựa vào bức xạ tần số cao chứ không dùng hiệu ứng nhiệt hồng ngoại. Do đó, nhiệt của ánh sáng mặt trời vào mùa đông có thẻ yếu hơn thời gian màu hè. Nhưng sẽ không bị ảnh hưởng tác động tới hiệu suất của hệ thống sản xuất điện của bạn. Khi vào mùa đông có những nơi có tuyết, để hệ thống đạt được hoạt động tốt nhất cần vệ sinh bề mặt tấm pin sạch sẽ tránh việc tuyết cản trở ánh sáng xuống tấm pin.

8. Bóng râm có ảnh hưởng đến hệ thống hay không?

Giống như đã nói ở trên khi bóng râm trên mặt tấm pin sẽ gây tác động đến năng xuất hoạt động của một hệ thống. Vấn đề quan trọng hơn, nếu như các tán cây che các tấm pin trong thời gian dài thì có thể làm giảm năng xuất và hiệu suất hoạt động tấm pin. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh bề mặt tấm pin là cách tốt nhất để việc sản xuất điện ổn định và bền hơn.

9. Có nên vệ sinh tấm năng lượng hay không? Bao lâu thì vệ sinh 1 lần?

Thông thường theo khuyến cáo từ các đơn vị lắp điện mặt trời thì thời gian định kỳ khoảng 3 đến 4 tháng nên vệ sinh tấm pin một lần. Tuy nhiên, khu vực bạn sống có quá nhiều bụi bẩn, lá cây,… thì nên chú ý thường xuyên vệ sinh hơn nữa.

Để biết ngôi nhà của mình có thể gắng được hệ thống tấm pin năng lượng để tạo điện từ mặt trời không hãy liên hệ với GIVA ACCESSORIES để được hỗ trợ từ A-Z. Cùng các gói lắp năng lượng mặt trời lãi suất 0% vô cùng ưu đãi cho các hệ thống hộ gia đình nhỏ hiện nay.